Con đường nhựa đã và đang dần trở nên phổ biến hơn trong bất kỳ công trình giao thông công cộng nào. Tuy nhiên, có khi nào bạn thắc mắc về quy trình làm đường nhựa đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn hay không? Cùng Bình Minh tìm hiểu thêm về vấn đề này qua những nội dung được chia sẻ ngay sau đây.
Tìm hiểu chung về đường nhựa
Ngày nay, đường nhựa đang trở nên phổ biến và dần thay thế cho nhiều con đường bê tông. Đó là bởi vì những ưu điểm vượt trội mà công trình này mang lại, cùng với khả năng chống trơn trượt và chi phí thấp.
Bạn biết gì về đường nhựa
Hiện nay, không khó để bắt gặp hình ảnh con đường trải thảm nhựa ở nhiều công trình cao tốc khắp cả nước. Tuy có tuổi thọ không cao như vật liệu bê tông, tuy nhiên về quy trình thi công mặt đường bê tông nhựa sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Bên cạnh đó vật liệu làm đường thường được sử dụng chính là bê tông nhựa nóng có khả năng tái chế nhiều lần. Chủ đầu tư không phải thay thế toàn bộ nếu bị hư hỏng trong quá trình sử dụng mà chỉ cần sửa chữa ngay trực tiếp ngay trên đoạn đường đó.
Không chỉ vậy, đường nhựa còn có khả năng chống trơn trượt tốt cho mọi phương tiện lưu thông hàng ngày khi trời mưa hay bão tuyết. Đây chính là lý do vì sao vật liệu này ngày càng được ưa chuộng hơn cả và đang dần thay thế cho bê tông truyền thống.
Một số loại nhựa đường phổ biến hiện nay Trước khi tìm hiểu quy trình làm đường nhựa bạn cũng nên nắm rõ khái niệm về loại vật liệu cầu thành. Đồng thời, “bỏ túi” thêm cho bản thân một vài kiến thức hữu ích về các loại nhựa đường phổ biến hiện nay.
Nhựa đường được biết đến là một trong những sản phẩm nổi bật của công nghệ lọc hóa dầu hiện nay. Vật liệu này được chia thành hai loại chính và ứng dụng rộng rãi ở các công trình giao thông đường bộ.
Nhựa đường dạng lỏng được hình thành từ quá trình hòa trộn nhựa đường đặc với dầu hỏa theo một tỷ lệ định trước. Vật liệu này thường có màu đen, lỏng và có tốc độ đông đặc khác nhau từ đông đặc vừa cho đến đông nhanh.
Thông thường, chủ đầu tư hay sử dụng nhựa đường lỏng thi công các công trình giao thông đường bộ với độ nhớt tốt tiểu từ 30 đến 70. Hoặc bạn có thể bắt gặp vật liệu này trong quá trình tưới mặt đường nhựa tăng thêm độ bám dính.
Ngoài ra, loại nhựa đường đặc được sử dụng khá phổ biến trong thi công mặt đường bê tông nhựa ở Việt Nam đó chính là Bitum và Hắc ín. Khi thi công, những người thợ sẽ đun nóng vật liệu này rồi trộn cùng cát, sỏi , đá theo tỷ lệ phù hợp để tạo nên bê tông nhựa đường.
Cấu tạo mặt đường nhựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật Bê tông nhựa đã trở thành vật liệu không thể thiếu trong các trong trình giao thông đường bộ, bãi đỗ xe… Cấu trúc mặt đường nhựa được hình thành dựa trên sự phối kết hợp giữa nhiều thành phần khác nhau đảm bảo mọi điều kiện sử dụng.
Theo tiêu chuẩn chung, mặt đường nhựa được kết cấu bởi lớp nền móng và một một số lớp mặt. Tất cả đều được thực hiện theo đúng quy trình làm đường nhựa để tạo nên một “sản phẩm” chất lượng, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Trong kết cấu mặt đường nhựa, lớp mỏng là bộ phận vô cùng quan trọng và được chủ đầu tư chú trọng nhất. Đây là lớp kết cấu chịu lực chính cho công trình nhờ khả năng chống lại biến dạng dư.
Đặc biệt, lớp nền móng luôn được làm từ chất liệu cao cấp nhằm gia cố cho mặt đường thêm phần chắc chắn. Phần nền dưới thường sử dụng bê tông rải nóng có các hạt lớn để đảm bảo khả năng chịu tải lớn, chống biến dạng mặt đường.
Chi tiết quy trình làm đường nhựa đúng tiêu chuẩn
Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình làm đường nhựa chuẩn giúp con đường trở nên đẹp mắt và an toàn hơn khi lưu thông. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ từng công đoạn thực hiện như thế nào? Cùng tham khảo nội dung dưới đây để tìm được lời giải đáp cụ thể và chi tiết nhé!
Điều kiện thi công trước khi làm đường nhựa
Để làm đường nhựa thuận lợi và đạt đúng yêu cầu kỹ thuật, chủ đầu tư nên lựa chọn thi công trong những ngày thời tiết khô ráo. Tránh rải nhựa khi tiết trời mua gió, độ ẩm cao để đảm bảo chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng.
Ngoài ra, khi trải thảm nhựa cần đo đạc hiện trường thi công đảm bảo đúng thiết kế và quy trình làm đường nhựa . Bên cạnh đó việc tính toán tải trọng của các phương tiện lưu thông trên mặt đường từ đó phân chia tỷ lệ bê tông sao cho phù hợp nhất.
Quy trình làm đường nhựa đúng tiêu chuẩn
Thao tác đầu tiên trong quy trình làm đường nhựa đúng tiêu chuẩn đó chính là thi công lớp móng. Chủ đầu tư cần phải xử lý bề mặt đường, gia công ổ gà, phần lồi lõm để đảm bảo chất lượng cho công việc đổ bê tông.
Tiếp theo, tiến hành vận chuyển nhựa đường nóng bằng xe chuyên dụng đến công trình thi công. Sau đó, chủ đầu tư sử dụng máy rải thảm chuyên dụng thực hiện công việc rải bê tông nhựa sao cho phù hợp quy trình làm đường.
Công đoạn tiếp theo trong quy trình làm đường nhựa đó chính là sử dụng xe lu bánh thép để lu lèn hoàn thiện. Đây là công việc quan trọng giúp mặt đường vừa thi công bằng phẳng và nén tốt hơn.
Hy vọng những nội dung vừa chia sẻ trong bài viết sẽ cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích về quy trình làm đường nhựa đúng quy chuẩn. Nếu có bất kỳ nhu cầu mua máy trải thảm hoặc xe lu bánh thép chuyên dụng hãy liên hệ Bình Minh để được tư vấn nhé!
THI CÔNG ĐƯỜNG BÊ TÔNG LIÊN THÔN
Với tiêu chí “nông thôn mới”, những con đường đất ở các làng, các bản giờ đây đang dần dần được thay thế bằng những con đường bê tông dài và đẹp. Tuy nhiên, quá trình đổi mới mang đến nỗi lo về chi phí xây dựng và người dân sẽ phải gánh vác. Đây không chỉ là mối lo ngại của người dân mà còn là vấn đề cần phải được làm rõ ràng để tránh xảy ra tình trạng xung đột lợi ích giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Việc dự toán chi phí trên 1m2 đường bê tông nông thôn là điều cần thiết, và hãy cùng VLXD Hiệp Hà làm rõ trong bài viết dưới đây để nhà thầu có được tính toán chính xác nhất. Tính toán chi phí kỹ thuật để xây dựng 1m2 đường bê tông nông thôn
Chi phí nguyên vật liệu
Xác định rõ được chi phí nguyên vật liệu là cơ sở để nhà thầu, chủ đầu tư có thể tính toán chính xác nhất chi phí xây dựng 1m2 đường bê tông. Trong đó các hạng mục có khối lượng lớn như:
Xi măng Cát trộn bê tông Đá trộn bê tông Đá cấp phối Đất bồi nền Giấy dầu …
Trong đó, mục đá cấp phối cần chú ý sử dụng đá đúng yêu cầu kỹ thuật, về độ bền, kích thước sẽ giúp cho nền móng đường được đảm bảo, gia tăng độ bền cho công trình. Hiện tại thì hầu hết các công trình đường đang sử dụng đá 0x4, nhà thầu và chủ đầu tư có thể tham khảo Báo giá đá 0x4 tại công ty VLXD Hiệp Hà. Chúng tôi cam kết cung cấp đúng chất lượng, đủ khối lượng và kịp thời gian trong xuyên suốt dự án.
Chi phí nhân công
Đây cũng là khoản chi phí chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của dự án. Với mức nhân công xây dựng tại TP HCM hiện nay đang dao tộng từ 80-120 nghìn/1m2. Chi phí ở các vùng nông thôn sẽ thấp hơn, vì vậy nhà thầu có thể thuê nhân công trực tiếp là dân bản địa tại khu vực thi công sẽ có được chi phí tốt nhất. Tuy nhiên cũng cần chú ý về năng suất lao động và các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, bởi nhân công ở đó sẽ khó quản lý hơn so với những đội thi công chuyên nghiệp.
Xác định tổng quan dự án đường bê tông
Việc tính toán chi phí xây dựng trên 1m2 đường bê tông nông thôn không chỉ đơn giản là tính toán trên giấy tờ. Chủ đầu tư, nhà thầu cần đánh giá tổng quan của cả dự án để tính toán những chi phí phát sinh. Các yếu tố tác động cụ thể lên tổng chi phí bao gồm:
Địa hình thi công
Với địa hình nông thôn sẽ có sự phân bổ vùng khác nhau, đối với địa hình bằng phẳng thì chi phí sẽ thấp hơn. Những địa hình đồi núi hoặc đường đất gồ ghề, mấp mô chiếm diện tích lớn thì cần phải tính thêm chi phí san lấp. Với mức giá tại TP HCM thì trung bình giao động từ 250.000- 300.000/m3 bao gồm cả vật liệu san lấp và công san lấp. Tương tự cũng có thể tính toán đối với những dự án cải tạo đường bê tông, tức là lớp bê tông đã cũ và cần thay mới thì cũng cần tính toán khoản chi phí san lấp này.
Vị trí công trình thi công
Một điều mà các nhà thầu cần lưu ý trong quá trình lập dự toán là vị trí dự án thi công. Mặc dù là đường bê tông nông thôn nhưng nếu là dự án nằm trong khu dân cư có đường giao thông nhỏ hẹp, cấm xe tải thì cần tính thêm chi phí vận chuyển thô sơ. Chi phí này sẽ tính theo giá nhân công tại địa phương hoặc tính theo phương tiện vận chuyển. Mặc dù không quá lớn nhưng cũng cần lưu tâm.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp có thể vận chuyển bằng xe tải thì cũng cần chú ý đến nền đường giao thông, bởi vận chuyển quá tải trọng gây ra hiện tượng nứt vỡ, sụt lún thì rất có thể nhà thầu sẽ phải chịu chi phí bồi hoàn.
Xác định tổng khối lượng dự án
Lưu ý cho các nhà thầu mới khi lập dự toán, việc tính chi phí xây dựng 1m2 đường bê tông cần phải dựa trên tổng chi phí của cả dự án chia cho tổng diện tích của dự án. Từ đó đối chiếu với mức chi phí kỹ thuật ( giá thành bao gồm nguyên vật liệu và nhân công – chưa bao gồm các khoản phát sinh). Điều này sẽ giúp nhà thầu chuẩn bị tốt về nguồn cung cấp nguyên vật liệu và đối ứng chi phí với chủ thầu.
Chi phí phát sinh luôn chiếm tỷ lệ lớn trong mọi công trình xây dựng, vì vậy mà chủ đầu tư cũng như nhà thầu cần phải có được sự chính xác trong quá trình tính toán kỹ thuật, và sự bao quát khi đánh giá tổng quan dự án, từ đó đưa ra phương án dự toán chính xác, sát với thực tế. Điều này không chỉ giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm chi phí mà các nhà thầu cũng thêm phần uy tín trên thị trường.
Vừa rồi là những chia sẻ tâm huyết về cách dự toán chi phí xây dựng 1m2 đường bê tông nông thôn của Hiệp Hà, hy vọng sẽ giúp ích cho quý khách hàng. Công ty VLXD Hiệp Hà là một trong những đơn vị uy tín, có thâm niên trong ngành xây dựng tại TP HCM. Đây không chỉ là nơi cung cấp vật liệu đảm bảo chất lượng mà còn là người bạn của những công trình vượt thời gian! |