Trần thạch cao đang là xu hướng trong thiết kế kiến trúc hiện đại nhờ tính thẩm mỹ cao cùng khả năng chống nóng, cách âm… mà nó mang lại đã nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng sử dụng. Tuy là loại vật dụng được sử dụng phổ biến hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được đặc tính của các loại trần thạch cao như thế nào? chúng có ưu nhược điểm ra sao? phù hợp cho những không gian nào? Vì thế, bài viết dưới đây giới thiệu đến bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn về các loại trần thạch cao nhé.
I. Trần Thạch Cao Nổi
Tên gọi trần nổi thể hiện được đặc tính của nó. Trần nổi có được cấu thành từ các tấm thạch cao ô vuông kích thước 60×60 cm kết hợp với hệ khung xương. Cách nhìn bên ngoài ta có thể thấy rõ các tấm thạch cao này được gác lên hệ khung xương và hệ trần như được phân khúc thành nhiều ô vuông khác nhau. Ngoài tên gọi trần nổi thì nó còn được gọi là trần thả do khi thi công các tấm thạch cao được gác lên hệ khung xương.
Ưu điểm:
Kỹ thuật thi công trần thả rất đơn giản, nhanh gọn, không đòi hỏi cao về tay nghề.
Nếu gặp sự cố gì ở trần nhà bạn cũng có thể dỡ từng tấm ra và sữa chữa.
Dễ lắp đặt các thiết bị, hệ thống đường dây điện ống nước.
Trần không bị cong vênh hay co ngót khi có sự biến đổi thất thường của thời tiết.
Nhược điểm:
Tuy trần thạch cao thả có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng nó cũng có một vài nhược điểm như;
Trần nổi thường được sử dụng những tấm ô vuông có kích thước tiêu chuẩn cố định, nên mẫu mã của nó được đúc khuôn sẵn không có gì, sáng tạo, mới lạ.
Vì tính thẩm mỹ không được cao nên nó thường được sử dụng trong các không gian như hội trường, nhà xưởng… |